top of page
Writer's pictureHoang Huyen

Tìm hiểu về EdTech

EdTech (Education x Technology) - cụm từ gần đây được nhắc đến khá nhiều trong giới startup, đặc biệt với các startup trong lĩnh vực Giáo dục. Vậy EdTech là gì và EdTech ra đời từ khi nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!


(Nguồn ảnh: Sưu tầm)


EdTech là gì?

EdTech là cụm từ kết hợp giữa Education (Giáo dục) và Technology (Công nghệ). Có thể hiểu một cách đơn giản EdTech là việc đưa công nghệ vào giáo dục để nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và len lỏi vào tất cả các mặt của đời sống; và ngành giáo dục cũng không là ngoại lệ, ta hay gọi là "chuyển đổi số" cho ngành giáo dục.


EdTech ra đời từ khi nào và vì sao thời gian gần đây trở nên rầm rộ?

Thật ra, EdTech đã có mặt từ rất lâu trên thế giới, ta có thể thấy mô hình học và lấy chứng chỉ online của Edx, Udemy,...đã có mặt và phát triển rất lâu đời trên thế giới. Ở Việt Nam cũng vậy, hơn 10 năm trước chắc hẳn các bạn luyện thi đại học đã rất quen thuộc với trang hocmai.vn,...đó cũng là một trong những mô hình EdTech phát triển rất lâu đời tại Việt Nam.

Từ năm 2021 khi dịch bắt đầu bùng lên, nhu cầu học online trở thành thiết yếu và sau đó cũng tạo ra thói quen cho các tổ chức dạy học, người dạy và người học quen với phương pháp học/dạy trực tuyến. Mô hình EdTech cũng vì thế mà trở nên phát triển hơn bao giờ hết. Cho đến thời gian gần đây, khi mà công nghệ phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam, đợt suy thoái kinh tế 2022-2023 đã dấy lên hồi chuông cho các nhà kinh doanh và đầu tư chuyển hướng từ các ngành như thực phẩm, bất động sản,...chuyển hướng sang các ngành mang hướng bền vững hơn như giáo dục, y tế,...chính vì thế, EdTech là sự lựa chọn an toàn, đúng thời điểm và hoàn toàn hợp lý để các nhà kinh doanh và đầu tư tập trung phát triển.


Mục tiêu của EdTech

Ngành giáo dục tạo nên sứ mệnh cao cả cho người làm giáo viên giảng dạy, nhưng vô hình dung cũng tạo ra sức ép đến người giáo viên bởi sức nặng của việc giảng dạy. Không chỉ là truyền tải kiến thức đến học sinh mà còn là việc thực hiện soạn giáo án, tổng hợp và chấm điểm bài làm của học sinh và rất nhiều hoạt động bên lề như xây dựng sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học, các hoạt động đoàn thể,...Tất cả những công việc này đều được làm tỉ mỉ, thủ công trên giấy hoặc đánh máy, mất rất nhiều thời gian công sức, nhưng đôi lúc không tránh khỏi sai sót.

EdTech ra đời nhằm mang lại giải pháp cho việc dạy và học, không chỉ giúp học sinh tiếp cận các phương pháp học tập trực quan, dễ hiểu mà còn giúp giảm tải áp lực cho người làm nghề giáo, giúp linh hoạt và tối ưu khả năng giảng dạy, truyền tải và các hoạt động đi kèm.

Xa hơn nữa, EdTech ra đời còn giúp việc học được cá nhân hóa, nâng cao chất lượng cho người học. Người học có thể lựa chọn những bài học mong muốn phù hợp với nhu cầu, năng lực và mong muốn của bản thân; đồng thời cũng có thể chủ động học mọi lúc, mọi nơi. Kiến thức và thông tin, bài học cũng được người học dễ dàng cập nhật nhanh chóng, đa kênh mà không bị gò bó bởi giáo trình, giáo viên hay phương pháp đào tạo.


(Nguồn ảnh: Sưu tầm)


Các mô hình kinh doanh EdTech phổ biến hiện nay

1. Learning Management Systems (Mô hình quản lý lớp học) như hệ thống E-learning VnEdu LMS của VNPT (hiện đang được sử dụng rộng rãi trong giáo dục tại các trường công lập), Dojo (hiện đang là ứng dụng quản lý lớp học và điểm số cho CodeSpace),...

2. School Administration (Hệ thống quản lý trường học) như quản lý giáo viên (database, chấm công,...), quản lý chuyên môn (thời khóa biểu,...), lớp học (database học sinh và phụ huynh, giáo viên giảng dạy, điểm số,...), hệ thống thư viện,...

3. Next-Gen Study Tool (Mô hình tạo trò chơi để tăng tương tác giáo dục) ví dụ: Kahoot!, Aha Slide, Mentimeter,...

4. Language Learning (Mô hình học ngôn ngữ trực tuyến) ví dụ: DuoLingo, Cambly, Elsa,...

5. Enterprise Learning (Mô hình đào tạo các kỹ năng chuyên môn online, lấy bằng online,...) ví dụ: edX,...tương tự là mô hình Broad Online Learning Platforms (giúp chọn và thực hiện các khóa học trực tuyến, lấy bằng trực tuyến,...) như Udemy, Coursera,…

6. Early Childhood Education (Mô hình giáo dục dành riêng riêng cho trẻ em) ví dụ: Cambly Kid, Scratch Foundation, Robolox,...

7. Technical Education (Mô hình đào tạo về công nghệ cho trẻ em hoặc những người chưa biết về công nghệ), như doanh nghiệp mình đang phát triển về lĩnh vực đào tạo công nghệ cho trẻ em cũng nằm trong danh mục này.


Tuy mới chỉ trở thành xu hướng trong thời gian gần đây nhưng EdTech đã có mặt từ rất lâu đời. EdTech đã và đang trở thành ngành có xu hướng đầu tư mạnh nhất thời điểm hiện tại. Nhờ việc "số hóa" trong lĩnh vực giáo dục này, mong rằng sẽ giảm tải áp lực cho ngành giáo dục, đặc biệt giúp cho giáo viên và học sinh có được môi trường dạy học trực quan, sinh động và nâng cao chất lượng giảng dạy hơn nữa.


By Hyn,




Comments


bottom of page